Bà Ngân vừa xuống xe xích lô thì đã nghe có người gọi mình:
- Chị Hai! Vào đây!
Mắt hơi kém nên nhìn dáo dác mà không thấy ai, chỉ nghe giọng hơi quen quen thôi, nhưng bà Ngân vẫn bước về phía người gọi.
- Có dâu mới rồi quên bạn bè hết sao!
Bước tới gần hơn, lúc này bà Ngân mới nhận ra bà bạn cũ:
- Trời ơi, bà coi mắt mũi tôi đó, cách có chục bước mà như mù. Bà Tư Xinh hình như đã có ý đợi sẵn, nên nói:
Biết chị thế nào cũng đi chùa nên tôi đợi, chẳng ngờ đợi đến mỏi cổ ra chị mới tới. Sao đi chùa trễ vậy?
Bà Ngân chỉ giỏ trái cây, giải thích:
- Bận chờ con nhỏ bán trái cây, nó hẹn đem xoài cát vừa chín tới để mình cúng Phật, mà giao trễ đến gần một tiếng đồng hồ, làm trưa trờ trưa trật tôi mới đi được. Mà sao bà không tìm tôi ở nhà lại chờ ở đây?
- Tôi không dự đám cưới được nên ngại đến nhà. Vả lại có chút chuyện nên muốn gặp chị ở đây tiện hơn.
Đã lâu không gặp nhau, vừa rồi lại không thấy bà ta tới dự đám cưới, nên bà Ngân có ý ngại:
- Tôi có bảo sắp nhỏ qua gửi thiệp và lời cáo lỗi với bà, mấy bữa đó tôi nhức cái chân đi không được, chứ đúng ra phải trực tiếp qua mời. Sao, có giận gì không! Tôi xin lỗi.
Bà Tư khoát tay:
- Không có chuyện đó đâu, người xin lỗi phải là tôi. Nhưng bữa nay tôi gặp chị không phải vì chuyện đó, mà là…
Bà ta hạ thấp giọng ra vẻ quan trọng:
- Có một người muốn gặp chị, nhờ tôi nói trước... Bà Ngân ngạc nhiên:
- Ai muốn gặp tôi sao lại phải nhờ bà? Bộ người ta không thể biết nhà tôi sao?
- Chị nhớ người này không?
Vừa lúc đó, người đàn bà nãy giờ ngồi quay mặt vào tường giờ mới quay ra, vừa nhìn thấy thì bà Ngân đã leo lên:
- Chị Năm!
Ngườt được kêu là chị Năm đó là Năm Thảnh, một người đối với bà Ngân có mối thâm tình còn hơn là một người bạn cũ. Và chẳng hiểu sao, sau tiếng kêu thảng thốt đó thì bà Ngân lại biến sắc! Giọng bà hơi run:
- Chị Năm về hồi nào, mà sao tôi không hay. Giọng người phụ nữ có vẻ không tự nhiên:
- Tôi đâu có được hoan nghênh, nên làm sao báo trước! Mà cũng phải, báo trước thì đâu có cuộc gặp hôm nay!
- Chị Năm.
Có lẽ hiểu ý, nên Tư Xinh đứng lên:
- Xong nhiệm vụ rồi, tôi xin kiếu, rồi bữa nào sẽ qua nhà gặp chị Hai sau. Tôi đi có chút việc nhà…
Không giữ bà lại có lẽ cũng hạp ý bà Năm Thảnh, nên bà ta nghiêm giọng nói:
- Chuyện này có lẽ giải quyết giữa tôi với chị tết hơn. Bà Ngân bắt đầu lộ rõ sự lo lắng, bối rối:
- Tôi không có ý đó…
Chị muốn nói là không có ý nuốt lời hứa với tôi chứ gì? Nhưng bằng chứng là chị có tôn trọng những gì đã hứa đâu. Chị đã là bà mẹ chồng của cô dâu mà đứa con gái đó không là con gái của tôi!
Bà Ngân lúng túng:
- Tôi không có ý …
Tốt hơn là chị đừng nói với tôi những lời thanh minh ấy, Chị đã cưới vợ cho con trai mình, trong khi nhẫn đính hôn với con gái tôi thì nó vẫn còn đeo. Chị giải thích sao về điều này đây?
Bà Ngân như một tội nhân đứng trước mặt quan toà, bà đáp buông xuôi:
- Chuyện này tôi cũng không biết nói sao nữa. Thằng Văn nó cũng không có ý bội bạc, chỉ vì… chỉ vì…
- Chỉ vì đám đó giàu hơn nhà tôi, con dâu mới đẹp hơn con Xuân Lan nhà tôi, đúng không. Vậy thì ngày đó chị mai mối xin cưới con gái tôi làm gì? Chị có nhớ là khi chị dẫn thằng Văn qua coi mắt con nhỏ, chính tôi đã nói là tôi chỉ có mỗi con Xuân Lan, nên tôi chưa muốn gả, vậy mà chị nói cho bằng được, chị hứa hẹn đủ điều đến nỗi con nhỏ cũng phải xiêu lòng, nó bỏ cả năm học cuối để chuẩn bị về nhà chồng, để rồi…
Những lời của bà ta nói đến đâu bà Ngân nghe buốt óc đến đó. Dẫu bà đã biết trước sẽ có ngày này, nhưng đối mặt với nó bà lại mất hết can đảm để nói thật. Bởi sự thật này nó có điều sâu kín, khó nói ra một lúc…
Phải mất đến gần một phút sau, bà Ngân mới nói được một câu có đầu có
đuôi:
- Ông nhà tôi trước khi mất có nợ một số tiền lớn của bên đó, nên mẹ con tôi không còn cách nào khác hơn là phải tiến hành lễ cưới. Tôi cưới dâu mà lòng đau như cắt chứ có sung sướng gì đâu…
- Đau lòng mà sao còn đòi con dâu phải còn trinh tiết! Bất ngờ trước câu nói của bà ta, bà Ngân ngơ ngác:
- Sao... chị biết chuyện đó?
- Bởi biết mới gặp chị để nghe chị giải thích ra sao?
Bị ép buộc phải cưới con người ta, sao còn đòi hỏi? Muốn đòi hỏi tiêu chuẩn cao sao chê con gái tôi?
Nói tới đó bà ta đứng phắt dậy, nói gần như rít lên:
- Tội ác của mẹ con chị rồi đây trời sẽ phạt cho sáng mắt ra! Đã ác độc làm cho con gái tôi thất vọng vì nhục nhã, nay còn làm ột đứa con gái khác chết oan vì tội bêu xấu, hỏi còn chỗ nào để nói nữa không!
Bà Ngân như bị sét đánh ngang tai, bà bàng hoàng:
- Chị Năm nói gì? Ai.. chết?
Bà Năm Thảnh cười khẩy:
- Đẩy con gái người ta chỉ sau một đêm tân hôn vào chỗ chết mà còn ngây thơ hỏi ai chết, có lẽ chỉ có mẹ con nhà mấy người thôi!
Bà ta nói xong bước đi liền, không thèm nhìn lại dù cho bà Ngân kêu liền mấy tiếng. Phải một lúc sau thì bà Ngân mới hoàn hồn, chạy ra gọi xích lô mà quên cả cái giỏ trái cây đi cúng chùa! Hấp tấp bảo người đạp xe:
- Chú chạy tới chợ Tân Định giùm. Nhà của Ngọc Mai.
Vừa ngừng xe trước cửa, bà Ngân đã điếng hồn khi nhìn thấy người ra vào tấp nập, mà sắc mặt người nào cũng căng thẳng. Nhác thấy bà, một người trong nhà đã thốt lên:
Quân sát nhân còn dám vác mặt tới đây nữa sao?
- Bà sui gia cũng vừa đi đâu về, bà ta lên tiếng ngay khi thấy bà Ngân:
- Tôi tốn tiền xe để kêu mấy người qua đây đền mạng cho con tôi, sao mấy người ác quá vậy!
Bình thường thì giữa bà Ngân và gia đình Ngọc Mai đã chỉ bằng mặt mà không bằng lòng, đặc biệt là với người đàn bà nổi tiếng là cay nghiệt đanh đá trong giới buôn hột xoàn, đá quý, mà từ cái tên Ba Tú đã được người ta đổi thành Tú Bà Bà, Nay xẩy ta chuyện thì phải biết…
- Sao bà chưa vào mà đền mạng cho con tôi, còn đứng đó để chờ tôi rước vào hay sao?
Vừa sợ vừa nhục, bà Ngân chưa biết phải xử lý ra sao thì chợt bà nghe có tiếng phía sau lưng:
- Má để con đưa vào!
Quay lại nhìn thấy Văn đi cùng một người phụ nữ lạ tuổi trung niên, bà Ngân ngạc nhiên:
- Sao con cũng tới vây?
Văn rất tự tin, mặc dù lúc đó mọi ánh mầắ trong nhà đều đổ dồn ra mẹ con anh với sự hằn học, như chực xỉa xói, chửi bới! Và quả nhiên như thế, bà Ba Tú đã hất hàm nói lớn:
- Nhà này không đón loại người kia như khách, mà là tội phạm, là quân ác!
Lời bà ta vừa dứt thì có hai ba thanh niên lao ra, giữ tay Văn lại. Họ vừa định lôi Văn đi, thì người phụ nữ đi theo đã lên tiếng:
- Các người hãy khoan manh động. Rồi bà quay sang bà Tú:
- Bà không còn nhớ tôi sao? Người đã tiếp bà qua điện thoại ba lần hồi đầu tuần này. Người đã…
Người này vừa nói tới đó thì bà Tú đã bị rung động:
đọc tiếp tại: đọc truyện ma của người khăn trắng

View more random threads: