Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Với sự gia tăng không ngừng, bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường đang thực sự trở thành một mối lo của toàn xã hội, vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này có thể gây chết người bất cứ lúc nào. Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra những hữu ích của trái đậu bắp trong việc chữa trị căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng, lợi ích, công dụng và bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp qua bài viết sau đây.
Trong cuộc sống xã hội hiện nay bên cạnh yếu tố về môi trường, chế độ ăn uống thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, ít chất xơ và lối sống tĩnh tại, ít vận động là những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường. Trong đông y có những đóng góp đáng kể trong việc chữa bệnh bằng các loại thảo dược. Với bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường có tác dụng giúp người bệnh luôn luôn giữ được mức đường huyết ổn định và an toàn nhất tránh tuyệt đối các biến chứng có thể xảy ra.

Lợi ích của trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha - linolenic. Những vitamin này giúp “nâng cấp” sức khỏe khá toàn diện.

Đậu bắp (okra) rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi và chữa trị tiểu đường thai kỳ rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống).

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc về trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Khi bạn xuất hiện những triệu chứng bệnh tiểu đường hãy tới các trung tâm y khoa để thăm khám, nếu bị bệnh có thể lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Công dụng của trái đậu bắp trong điều trị chữa bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu khoa học chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

View more random threads: