Công dụng chữa bệnh của quả lê
Tên khoa học Pirus Pashia, đặc sản cây trái vùng ôn đới được trồng nhiều ở Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Nước ta, lê được thâm canh dạng cây lâu năm ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Móng Cái. Lê màu trắng ngà lúc chín, sau thu hoạch từ 1-2 tuần, thịt lê càng ngọt và mọng nước.
Lê chứa vitamin A,B,C,D và E. Một trái lê có thể cung cấp 10% hàm lượng vitamin C, ngoài ra hàm lượng canxi cũng khá lớn.
Cũng như táo, lê giúp các tế bào và cơ quan hấp thụ duy trì trạng thái khoẻ mạnh nhờ chất ôxidier. Lê mặc dù rất ngọt , song độ nóng và độ ngọt gây béo rất thấp, rất thích hợp với những ai thích ăn ngọt nhưng sợ tăng cân.

Những người thiếu vitamin cũng nên ăn nhiều lê. Hay bạn là người thiếu máu da mặt xanh xao, ăn lê sẽ làm cho da sáng hồng dần lên. Còn với người bị sưng tuyến giáp, iốt trong lê rất hữu ích.

Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như chữa viêm họng, ho, khản tiếng...
Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, tim đập loạn nhịp, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính. Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt.

Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng; không ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.
Theo Đông y, lê có tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm,giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết, thuoc tri viem hong hiệu quả
Ho khản tiếng,viêm họng mạn: Dùng hai quả lê ép lấy nước sắcvới 20 gr vỏ quýt khô lâu năm. Hoặc lấy 10 gr vỏ lê,15 gr vỏ mía sắc uống thay nước hằng ngày.

Họng khô, khản tiếng: Lấy 1,5 kg quả lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho một lượng mật ong vừa đủ dùng, đánh nhuyễn cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần dùng hai thìa cà phê hòa với nước sôi.

Ho khan, khó thở, đoản hơi: Dùng hai quả lê, ba bông hồng bạch,5 gr bối mẫu, 50 gr mộc nhĩ trắng, 100 gr đường phèn. Lê thái mỏng, hoa hồng rửa sạch, mộc nhĩ trắng ngâmcho mềm, bối mẫu ngâm với giấm. Nấu trước lê, mộc nhĩ, bối mẫu, đường phèn trong nửa giờ rồi cho hoa hồng bạch vào đun thêm vài phút là được.

Ho có đờm đặc vàng: Lê 500 gr gọt vỏ, bỏ hạt vắt lấy nước cốt, 500 gr ngó sen nướng chín, lột vỏ, thái vụn, vắt lấy nước. Trộn hai thứ với nhau, uống thay nước trongngày.

Tiêu đờm,thông đại tiện: Nước lê, nước củ ấu, nước rễcỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uốngnóng hoặc nguội đều có tác dụng.

Viêm phế quản: 15 gr vỏ lê, 5 gr hạnh nhân, 5 gr sa sâm, 10 gr ládâu, 10 gr đường phèn. Sắc lấy nước, bỏ bã, ngày uống một thang thay trà.

Táo bón, tiểu tiện vàng, ít, suy nhược cơ thể: Lấy 1 kg lê bỏ hạt, 1 kg đường trắng, 250 gr gừng sống, 250 gr sữa đặc, 250 gr mật ong. Vắt riêng từng thứ để lấy nướccốt. Cho nước củ cải vào nồi đun sôi to rồi giảm lửa để chín sền sệt như keo, sau đó cho nước gừng,sữa, mật ong khuấy đều, đun nhỏ lửa sôi lên thì bắc ra, để nguội cho vào bình dùng dần.

Phụ nữ có thai hay bị nôn: Lấy quả lê cắt ngang phần núm, bỏlõi bỏ hạt, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy, ăn cái uống nước rất công hiệu.

Xem thêm:
bệnh mất ngủ
viêm amidan
thuốc chữa mất ngủ